facebooktwitteryoutube
HOME GÓI DỊCH VỤ TƯ VẤN KINH DOANH HỎI ĐÁP KINH DOANH KINH NGHIỆM KINH DOANH KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ LIÊN HỆ
by tuvanvien - no comments
Cắt lỗ – đau thương nhưng giúp bạn tồn tại

Trong những mệnh lệnh mua bán chứng khoán, có một mệnh lệnh rất cần thiết, có thể gọi là sống còn của một sự nghiệp mua bán chứng khoán là cut loss.

Giả sử mà một cổ phiếu mất 20-30% trong vòng 2 tuần thì câu trả lời là hãy cắt lỗ khẩn trương, luôn và ngay!

Nếu broker nào không có tư vấn này thì bạn nên đổi nhân viên môi giới mà không thương tiếc.  Nhân viên môi giới chứng khoán mà không biết tư vấn cho bạn thời điểm cắt lỗ thì hoặc là hắn quá nghiệp dư hoặc là hắn là người không có lương tâm.

Khi bạn cắt lỗ kịp thời: Túi tiền sẽ cám ơn bạn.

Cut loss : bạn sẽ phải bán, chấp nhận đau thương nếu cổ phần rớt hơn mức mà bạn chấp nhận.

Ví dụ như bạn mua cổ phiếu giá 30.000 đồng. Bạn cut loss tại mức 25.000 đồng, thậm chí là xuống 22.000-20.000đ, nếu diễn biến thị trường xấu hoặc không như bạn dự đoán thì bạn cần quyết đoán cutloss

Lợi ích là khi giá cổ phiếu rớt hơn 25.000 đồng thì bạn vẫn bảo toàn được tiền bạc của bạn. Cutloss dù đau đớn, nhưng buộc phải làm, vì nó là cách duy nhất để bảo toàn vốn cho bạn

Tăng thêm số tiền lời, chẳng hạn như mức cổ phiếu của bạn mua tăng vọt từ 30.0000 đến 50.0000 đồng trong khi bạn định bán với giá 45.000 đồng, bạn thấy bán cũng được nhưng mà theo bạn nghĩ thì chắc nó sẽ còn lên nữa, trường hợp này bạn cần linh hoạt, đu theo trend, khi nào cầu cổ phiếu chững lại, hoặc cổ phiếu có dấu hiệu phân phối thì hãy bán.

Nếu giá cổ phiếu lên nữa thì bạn lời thêm mà nếu rớt thì bạn cũng còn lời chán vì cổ phần được bán đi ở mức 45.000 đồng.

Ngoại trừ người quá thông minh hoặc quá khù khờ, thông thưòng thì ít ai đoán trúng quá 7/10 hay trật 3/10 lần mua bán.

Muốn hơn vậy thì bạn phải có kinh nghiệm, cảm nhận và giác quan thứ sáu nhờ lăn lộn lâu năm trên thị trường.

Dù có kinh nghiệm và thông minh đến đâu một người chơi chứng khoán vẫn phải chấp nhận rằng thị trường có phần rủi ro không thể kiểm soát được.

Ngay cả những người thành danh trên thị trường chứng khoán cũng lắm lúc ngã ngựa dưới chân đài vinh quang một cách thê thảm.

Chín mươi phần trăm người lụn bại vì chứng khoán là vì họ không chịu bán chứng khoán khi còn kịp, cứ nuôi giấc mơ rằng cổ phiếu thua lỗ sẽ lên trở lại.

Muốn ít rủi ro, người chơi chứng khoán phải biết cắt ngang những cuộc mua bán lỗ lã và phải giữ cổ phần đang tăng giá để có thêm phần lời của mình, biết chấp nhận hy sinh một số tiền nhỏ để cứu vãn số tiền còn lại.