facebooktwitteryoutube
HOME GÓI DỊCH VỤ TƯ VẤN KINH DOANH HỎI ĐÁP KINH DOANH KINH NGHIỆM KINH DOANH KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ LIÊN HỆ
by dhkinhdoanh - no comments
Kinh nghiệm kinh doanh khách sạn từ Bốn Mùa

Vào năm 1961, với số vốn đầu tư 1,5 triệu USD và 126 phòng, khách sạn đầu tiên trong chuỗi khách sạn Four Seasons được khai trương vào ngày đầu tiên của mùa xuân năm 1961 tại một khu vực trung tâm của thành phố Toronto nổi tiếng với hoạt động mại dâm và nhiều người vô gia cư nhưng nhờ tạo một bầu không khí rất sang trọng và trang trí rất độc đáo.

Phải mất đến 5 năm, Issy Sharp – người sáng lập đồng thời cũng là ông chủ của chuỗi khách sạn này- mới thuyết phục được người ủng hộ quan điểm của ông. Ngay từ đầu khách sạn 125 phòng với thương hiệu Bốn Mùa (Four Seasons) này đã mang phong cách phục vụ riêng.

Khách sạn nằm gần Công ty Truyền thông Canada nên đã thu hút được nhiều nhân viên của công ty này lui tới sau giờ làm việc. Đó cũng là khởi đầu làm nên một nhãn hiệu gắn liền với các nhân vật nổi tiếng và có ảnh hưởng trên thế giới cho Four Seasons.

Issy Sharp, người tham gia xây dựng khách sạn cùng với những đối tác đầu tiên của ông bao gồm Murray Koffler, Max Sharp, Eddie Creed và Fred Eisen, cho biết: “Chúng tôi mở khách sạn với nguyên tắc đơn giản: Đối xử với mỗi khách hàng như vị khách đặc biệt.

Năm 1963

Bốn Mùa mở khách sạn thứ 2 có tên Toronto’s Inn on the Park. Kiến trúc sư thiết kế khách sạn này chính là người đã chịu trách nhiệm công việc trên trong khách sạn được mở đầu tiên trước đó 2 năm. Khách sạn nằm trên một quả đồi và sở hữu một trong những nhà hàng ngon nhất thành phố, phong cách khu nghỉ đô thị, công việc kinh doanh của khách sạn lập tức thành công.

Đến cuối thập kỷ 1960, công ty mở khách sạn thứ 3 và dọn đường cho việc bành trướng trong thập niên 1970.

Thập niên 1970 – Chất lượng dịch vụ là tiêu chí hàng đầu

Thập niên 1970 khởi đầu với thời khắc quan trọng: Bốn Mùa khai trương khách sạn tại London – Anh. Khách sạn đặt nền móng cho hướng đi tương lai của tập đoàn khách sạn và cung cấp nhiều dịch vụ sau này phổ biến trong khắp các khách sạn của Bốn Mùa trên thế giới.

Năm 1970, khách sạn Inn on the Park London, sau này đổi tên thành Four Seasons Hotel London, được đưa vào hoạt động ở thời điểm du lịch liên Đại Tây dương phát triển bùng nổ. Trong một cuộc gặp vào giữa thập niên 1960, Issy Sharp đã gặp một gia đình người Anh với khu đất tại công viên Hyde Park và một kế hoạch xây khách sạn.

Gia đình này cảm thấy đã quá đủ khách sạn lớn tại London và muốn tạo ra khách sạn kiểu chuyên biệt (no-frills alternative) – khách sạn cung cấp 3 dịch vụ xa xỉ cho khác bao gồm: phòng tắm tốt, giường ngủ tốt và an ninh phòng; một số dịch vụ của khách sạn thông thường như máy pha cà phê hay điện thoại nhiều khả năng sẽ không được tìm thấy tại khách sạn kiểu này; nhiều du khách coi đây như lựa chọn tiết kiệm khi đi nghỉ.

Tuy nhiên Sharp đưa ra quan điểm khác: “Một khách sạn thật thân thiện. Không dành cho những ngài công tước mà dành cho những khách hàng muốn được phục vụ theo cách đó và không mang tính nghi thức như nhóm khách sạn lớn thông thường.”

Đối tác người Anh của ông đã thực sự bị thuyết phục. Sau khi cạnh tranh với tên tuổi khách sạn lớn đã có trước đó như Savoy, khách sạn mới luôn kín chỗ và khách sạn London’s Inn on the Park dành giải thưởng khách sạn châu Âu của năm.

4 quyết định cho sự thành công

Trong lịch sử của mình, Bốn Mùa đưa ra 4 quyết định quan trọng sau này đã tạo nền móng cho mô hình kinh doanh của tập đoàn khác sạn này.

Quyết định đầu tiên được dành cho chất lượng.

Thay cho việc mang đến tất cả mọi thứ cho tất cả mọi người: Bốn Mùa chú trọng vào mục tiêu duy nhất: trở thành khách sạn tốt nhất tại mỗi khu vực, khách sạn quy mô trung bình với chất lượng tuyệt hảo.

Quyết định thứ hai liên quan đến vấn đề dịch vụ.

Đến giữa thập niên 1970, công ty đã hướng tới phía Nam. Việc chiến thắng trên thị trường này cần đến một thế mạnh và Bốn Mùa quyết định dịch vụ sẽ mang đến thế mạnh, dịch vụ đã giúp mang lại cho thành công của khách sạn ở London. Cụ thể, sự xa xỉ thực sự không đến từ kiến trúc hay cách bài trí mà bởi dịch vụ. Vì thế Bốn Mùa đặt mục tiêu đưa dịch vụ trở thành yếu tố khác biệt và lợi thế cạnh tranh.

Chỉ trong vài năm, danh mục khách sạn của tập đoàn bao gồm 10 khách sạn khắp Canada và San Francisco, Chicago. Đến cuối thập kỷ 1970, Bốn Mùa đã thâm nhập thị trường Mỹ bằng chính thương hiệu của mình tại Washington DC.

Quyết định thứ 3 trong nhóm quyết định chiến lược để mang lại thành công trong kinh doanh chính là văn hóa.

Bốn Mùa luôn duy trì triết lý hoạt động riêng. Khi công ty ngày một lớn mạnh, Issy Sharp quyết định công bố rõ ràng hơn. Ông biết giá trị chia sẽ thực sự cần thiết đối với văn hóa dịch vụ mà ông muốn tạo ra. Vì thế ông và nhóm làm việc của ông đưa ra nguyên tắc vàng: Chúng tôi đối xử với mọi người bao gồm khách hàng, nhân viên, đối tác, nhà cung cấp theo cái cách mà họ mong ước.

Quy tắc đặt nền móng cho văn hóa kinh doanh của Bốn Mùa. Hiện nay, với việc mọi nhân viên của Bốn Mùa đều tuân theo quy tắc trên; mục tiêu và nguyên tắc hoạt động của công ty đóng vai trò hiện thân cho cái thế giới nghĩ đến như dịch vụ của Bốn Mùa.

Issy Sharp là một trong những chủ doanh nghiệp đầu tiên tài trợ cho Terry Fox khi anh này bắt đầu cuộc chạy maratong Hy Vọng vào năm 1980. Mới 18 tuổi, anh được chẩn đoán bị bệnh ung thư xương. Chân phải của anh bị cắt trên đầu gối khoảng 15 cm. Trong thời gian nằm bệnh viện, Terry rất xúc động trước những gì các bệnh nhân ung thư phải chịu đựng nên anh đã quyết định chạy xuyên đất nước Canada nhằm gây quỹ cho việc nghiên cứu về bệnh ung thư.

Từ rất lâu trước khi Terry bắt đầu hành trình của mình, Sharp đã cam kết dành 10 nghìn USD cho mục tiêu của Terry và viết thư cho 999 tập đoàn khác tại Canada để hối thúc họ quyên tiền giúp Terry.

Ngày 01/09/1980, Terry buộc phải ngừng chạy khi anh vừa đến ngoại vi Thunder Bay (Vịnh Sấm), Ontario. Căn bệnh ung thư đã quay trở lại. Anh đã chạy được chặng đường dài 5,373 km qua 6 tỉnh và đã chạy được 2/3 quãng đường trở về nhà.

Nhưng mục tiêu quyên mỗi người Canada một đôla của anh đã đạt được vào ngày 28/06/1981 khi tổng số tiền quyên được lên đến $24 triệu. Tháng 6/1981 Terry mất chỉ một tháng trước ngày sinh nhật lần thứ 23.

Sharp lập tức gửi điện tín đến gia đình Fox để hứa rằng sẽ tổ chức giải chạy này hàng năm với tên Terry. Điện tín này sau đó đã được đọc trên kênh truyền hình chính thức của Canada.

Bốn Mùa sau đó làm việc với Hội bệnh nhân ung thư Canada và nhiều nhà tài trợ khác để tổ chức cuộc chạy này vào năm 1981. Giải chạy thu hút 300 nghìn người Canada tham gia và quyên được 3,2 triệu USD.

Bốn Mùa còn táo bạo hơn khi đưa cuộc chạy đến mọi thành phố mà Bốn Mùa có khách sạn hoạt động. Chính nhân viên của Bốn Mùa đã quyên góp hàng triệu USD cho việc nghiên cứu ung thư.

Cuộc chạy được tổ chức vào tháng 9 hàng năm tại hơn 50 nước. Cuộc chạy hiện là hoạt động gây quỹ lớn nhất cho nghiên cứu ung thư. Đến năm 2008, cuộc chạy mang tên Terry đã huy động được 450 triệu USD trên toàn thế giới.

1986

Năm 1986, Bốn Mùa khai trương dịch vụ mới mà khu vực Bắc Mỹ chưa từng biết đến trước đó: mở một khách sạn với dịch vụ spa chăm sóc toàn diện. Việc giới thiệu khách hàng với dịch vụ của Bốn Mùa trong không gian hoàn toàn thư giãn, khu nghỉ của Bốn Mùa và câu lạc bộ Club Dallas là nơi đầu tiên của Bốn Mùa cũng như ngành khách sạn mang đến dịch vụ trên cho khách hàng.

Cũng tại Dallas, Bốn Mùa cũng lần đầu tiên mang đến cho khách hàng dịch vụ đánh golf. Từ đó đến nay, nhiều vận động viên golf nổi tiếng như Bob Hope và cựu Tổng thống Mỹ Gerald Ford đều đã đến đây thi đấu trong giải Byron Nelson Classic được tổ chức tại khu nghỉ của Bốn Mùa và Club Dallas và giúp huy động được hàng triệu USD cho giải từ thiện PGA Tour. Bốn Mùa sau đó đã góp phần tạo ra một số spa cũng như sân golf hàng đầu thế giới.

Việc tạo dựng thương hiệu làm nên chiến lược cuối cùng tạo nên thành công trong kinh doanh của công ty.

Năm 1986, một thập ký sau khi giành được hợp đồng quản lý khách sạn đầu tiên, Bốn Mùa đưa ra quyết định chiến lược thứ tư: phát triển trong vai trò công ty quản lý và xây dựng thương hiệu đồng nghĩa với chất lượng.

Bốn Mùa chuyển từ công ty chuyển sở hữu khách sạn sang công ty chuyên quản lý khách sạn. Việc chuyển hướng giúp Bốn Mùa tập trung vào thế mạnh tốt nhất: phục vụ cho nhóm khách hàng xa xỉ. Đến thời điểm này, Bốn Mùa đã trở thành công ty có khả năng thiết kế, vận hành và tiếp thị nhóm khách sạn xa xỉ giỏi nhất thế giới. Bốn Mùa đã tạo ra thương hiệu giá trị cao hơn cả bất động sản.

Năm 1986, Bốn Mùa niêm yết cố phiếu trên sàn chứng khoán Toronto – Canada

Đến năm 1989, số lượng nhân viên của Bốn Mùa đạt ngưỡng quan trọng: 10 nghìn người.

Năm 1992, Bốn Mùa mở khách sạn đầu tiên tại châu Á, khách sạn Chinzan-so Gardens ở Tokyo vào năm 1992. Cũng trong năm đó, Bốn Mùa thâm nhập vào nhiều địa điểm khác ở châu Á thông qua thâu tóm chuỗi khách sạn của Regent International Hotels.

Và với vụ thâu tóm thành công này, Bốn Mùa tiếp tục mở rộng quy mô tại nhiều nơi, từ Hồng Kông cho đến Beverly Hills.

Đến cuối năm 1992, tổng số nhân viên của Bốn Mùa lên tới 20 nghìn.

Năm 1996, hoạt động tiếp thị tên tuổi trên mạng Internet được củng cố với việc công bố website fourseasons.com, trang web hỗ trợ quan trọng cho việc đặt phòng liên lục địa.

Năm 1997, cổ phiếu Bốn Mùa niêm yết trên sàn chứng khoán NYSE.

Năm 1998, Bốn Mùa được đưa vào danh sách 100 công ty tốt nhất thế giới để làm việc. Sự hài lòng của khách hàng đến từ sự hài lòng của nhân viên và cách đối xử của ông chủ. Với những tiêu chí trên, Bốn Mùa đều ở vị trí cao nhất.

Năm 2000, Bốn Mùa khai trương khách sạn đầu tiên tại khu vực Trung Đông. Vài sau đó, Bốn Mùa cũng đẩy mạnh khai trương nhiều khách sạn khác tại khu vực này.

Năm 2002, khách sạn Four Seasons Hotel Shanghai ở Thượng Hải đánh dấu sự thâm nhập của Bốn Mùa vào đất nước đông dân nhất thế giới.

Năm 2004, chưa đầy 1 thập kỷ sau khi được đưa vào hoạt động, số lượt đặt phòng trực tuyến trên website fourseasons.com đạt 100 triệu.

Khách sạn của Bốn Mùa (Four Season), dù ở bất kỳ đâu trên thế giới, luôn có mức giá rất cao, thường khoảng hơn 20% so với giá của khách sạn đắt nhất trong vùng.

Mức giá không chỉ cho thấy sự tự tin của ông chủ chuỗi khách sạn mà còn cho thấy chất lượng, tên tuổi của Four Seasons đã uy tín đến mức nào.

Giá cho thuê phòng ở khách sạn đầu tiên của Sharp chỉ có 9 USD một đêm, nhưng đến năm 2000, khách sạn này đã thu 750 USD/đêm cho một phòng thường và 5.200 USD/đêm khi lưu trú ở phòng “Tổng thống”, 11.000 USD/đêm nếu ở phòng “Hoàng đế”.

Năm 2006, Bill Gates, nhà sáng lập của Microsoft và Hoàng tử Saudi Arabia là Al-Waleed bin Talal đã mua lại Four Seasons với giá 3,4 tỷ USD nhưng vẫn để cho Sharp giữ chức Chủ tịch và Tổng Giám đốc công ty.

5 bí quyết thành công của ông chủ chuỗi khách sạn Bốn Mùa (Four Seasons)

  • Quản lý đóng vai trò then chốt: Nhà quản lý giỏi không nên đòi hỏi nhân viên mà hãy noi gương và thuyết phục họ hướng đến mục tiêu chung của doanh nghiệp bằng chính khả năng của họ.
  • Mục tiêu nhỏ mang lại thành công lớn: Ngay từ khi khởi nghiệp lúc mới 29 tuổi, ông đã nghĩ về Bốn Mùa trong tương lai và giấc mơ lớn nhất của cuộc đời. Tuy nhiên ông cũng đủ hiểu mục tiêu lớn phải bắt đầu từ việc thành công với mục tiêu nhỏ.
  • Sự phục vụ hết lòng với khách hàng sẽ phát huy hiệu quả: Sang trọng là đặc tính phổ biến của chuỗi khách sạn Bốn Mùa. Tuy nhiên sự sang trọng ở đây không chỉ định nghìa bằng hình thức, sự tinh tế và thanh lịch trong kiểu dáng thiết kế nội và ngoại thất mà chính ở dịch vụ.
  • Ứng xử với khách hàng theo cách mà bạn muốn người đó đối xử với mình – nguyên tắc vàng trong kinh doanh.
  • Biết và tận dụng tốt lợi thế cạnh tranh: Tập đoàn Bốn Mùa không sở hữu quá nhiều khách sạn mà chú trọng vào thế mạnh quản lý để tận dụng năng lực tốt nhất của nhân sự ở từng bộ phận, từ người rửa bát, đầu bếp hay chuyên gia. Phát huy tốt nhất sức mạnh tổng thể của nhân lực trong doanh nghiệp.