facebooktwitteryoutube
HOME GÓI DỊCH VỤ TƯ VẤN KINH DOANH HỎI ĐÁP KINH DOANH KINH NGHIỆM KINH DOANH KINH NGHIỆM ĐẦU TƯ LIÊN HỆ
in Tìm đối tác kinh doanh - 25 Tháng 9, 2017
by tuvanvien - no comments
Những điều cần tránh khi đàm phán với đối tác

Tìm được đối tác ưng ý chưa bao giờ là điều dễ dàng, nhất là trong giai đoạn đàm phán để tìm được tiếng nói chung trước khi đi đến việc hợp tác chung cùng nhau. Với kinh nghiệm nhiều năm làm kinh doanh, donghanhkinhdoanh.com chúng tôi xin chia sẻ một số quan điểm các bạn cần thận trọng khi hợp tác

Thứ nhất các bạn không nên bắt tay làm ăn hợp tác kiểu tay bo 5 ăn 5 thua, tức là hợp tác theo kiểu được thì tôi và anh cưa đôi, lỗ thì tôi và anh mỗi người chịu 1 nửa. Về lý thuyết, kiểu hợp tác này có vẻ rất bình đẳng, nhưng thực tế thì bộc lộ nhiều điểm yếu. Bởi khi phát sinh vấn đề ai cũng nghĩ mình là VUA, ai cũng cho mình là quyền to nhất, không ai chịu nghe ai cả…dẫn đến tranh cãi, hục hặc….thì nguy cơ đổ vỡ, mâu thuẫn phát sinh là tất yếu, rồi cuối cùng cũng rã đám
Trên thực tế, các bạn cứ để ý các liên doanh góp vốn xem toàn 7/3 hoặc 6/4, ko có chuyện 5/5, vì họ muốn phân chia quyền hạn, quyền lợi và nghĩa vụ ngay từ đầu.

Thứ 2: không cân nhắc kỹ khi góp vốn: thấy anh A, chị B hót hay quá…vẽ ra lợi nhuận đẹp như mơ, bùi tai quá, xuống tiền góp vốn ngay…quan điểm của chúng tôi cho rằng có khi càng mấy ông bà dẻo mỏ càng phải cảnh giác. Túi tiền của mình, trước khi chốt hạ, cần nâng lên hạ xuống, không nên vung tiền bừa.

Thứ 3: cần thận trọng với kiểu hợp tác chỉ để lợi dụng nhau: Đây là kiểu làm ăn mang tư tưởng khôn lỏi của người Việt, thể hiện tầm nhìn ngắn và thích ăn xổi, hãy quên ngay cái kiểu hợp tác này, vì kiểu gì cũng sẽ thất bại, hợp tác là để cùng phát triển và chia lợi nhuận, chứ nếu coi đối tác là gã khờ thì có khi chính mình mới là khờ, những người có tiền và kiếm được tiền người ta đâu có khờ đâu.

Thứ 4: khi hợp tác không nên ràng buộc trách nhiệm và nghĩa vụ 1 cách chung chung, cái này cũng dễ chết lắm, đến lúc có sự cố,  rồi lại người nọ đổ lỗi cho người kia.

Thứ 5: không tính đến các trường hợp phát sinh và không có giải pháp dự phòng

Thứ 6: nên tránh hợp đồng miệng, làm việc qua điện thoại theo kiểu nghiệp dư, kiểu làm việc bằng miệng mà không có bất kỳ văn bản ký kết nào . Riêng với làm việc hợp tác, kể cả anh em người thân cũng phải có văn bản, giấy tờ, hợp đồng. Nếu không đến lúc có chuyên thì xảy ra thì rất phức tạp và người thiệt thòi lại chính là bạn.